Bida nói chung và bida lỗ nói riêng là môn thể thao, chơi dựa vào chủ yếu hoạt động của 3 yếu tố chính: Bàn bida, Cơ bida và Bi bida. Bàn, cơ và bi kết hợp cùng các yếu tố vật lý, hình học tạo nên sự hấp dẫn của trò chơi này.
Trong bài viết này, bạn đọc cùng Bida Thịnh Kent tìm hiểu cách thức một bàn bida lỗ hoạt động như thế nào nhé!
1. Mặt bàn bida tiêu chuẩn:
Hầu hết các mặt bàn bida được làm bằng một miếng đá phiến lớn. Đá phiến là một tảng đá tự nhiên được cắt và tách ra thành những mảnh phẳng, dày 0.5~2 inches. Ngoài ra, các vật liệu khác có thể được sử dụng để làm mặt bàn bi-a như vật liệu tổng hợp (Slatron và Permaslate), tổ ong hoặc ván dăm (còn được gọi là Tấm MDF), nhược điểm những vật liệu này là sẽ bị cong vênh và không thể giữ phẳng hoàn toàn qua một thời gian sử dụng. Ngược lại, đá phiến có khả năng chống cong vênh cao và sẽ tồn tại trong nhiều năm nếu không muốn nói là rất lâu. Trong khi đá phiến Ý thường được coi là vật liệu cao cấp nhất để làm bàn bida, đá phiến Brazil, Hàn Quốc cũng có chất lượng tương đối tốt, một số dòng đá phiến từ Trung Quốc thì có giá rẻ hơn.
Bởi vì mặt đá phiến rất lớn và nặng (lên đến 272~300kg cho một mặt đá phiến kích thước tiêu chuẩn), nó thường được tách thành ba mảnh nhỏ hơn. Điều này giúp việc vận chuyển dễ dàng hơn và chi phí thấp hơn. Các mảng đá phiến đều được cắt và mài bằng kim cương và được chứng nhận cả ba mảnh đều được cắt từ một mảng đá phiến duy nhất. Việc mài giũa bằng kim cương giúp tạo một bề mặt phẳng, mịn ở tiêu chuẩn cao nhất. Một đơn vị lắp đặt bàn bida chuyên nghiệp có thể đảm bảo rằng cả ba phần được lắp ráp khớp với nhau và bề mặt phẳng một cách hoàn hảo.
Mặt đá phiến phải rộng hơn bề mặt chơi thực tế (phận lộ ra trên mặt bàn), kéo dài bên dưới đường ray của bàn, giúp bàn vững chắc hơn. Lý tưởng nhất là tấm đá phiến cũng nên được đóng khung. Khung thường được làm bằng gỗ và dán vào đáy mặt bàn. Bằng cách này, khi tấm vải nỉ (màu xanh dương thường thấy) được trải dài trên mặt bàn, nó có thể được ghim vào khung chắc chắn hơn, thay vì dán trực tiếp vào tấm đá.
2. Khung bàn:
Các loại bàn có thiết kế khác nhau có thể có kết cấu khung bàn khác nhau, nhưng thường thì mặt đá phiến được hỗ trợ nâng đỡ bởi một hoặc hai dầm ngang, và một dầm trung tâm. Giá đỡ kim loại được sử dụng để kết nối các góc. Số lượng chân bàn sẽ thay đổi từ bốn đến tám, tùy thuộc vào kích thước và trọng lượng của bàn. Trong một số trường hợp, thay vì chân tiêu chuẩn, bàn sử dụng hai chân kiểu ‘bệ đỡ’ lớn tạo thiết kế cách điệu. Để hỗ trợ lực tốt nhất, các chân phải mở rộng hết cỡ lên đến mặt dưới của tấm đá.
3. Gỗ đóng bàn bida:
Loại gỗ làm bàn bida có thể khác nhau, tùy thuộc vào chất lượng của bàn. Trong khi một số loại bàn rẻ tiền sử dụng ván dăm được bao phủ bởi lớp hoàn thiện bằng nhựa hoặc gỗ cứng mỏng, thì bàn đá phiến (vốn có chất lượng cao) thường yêu cầu mặt bàn được làm từ gỗ nguyên khối.
Như đã đề cập trước đây, vì bàn đá phiến thường nặng hàng trăm kg, nên cần phải có một khung chắc chắn để hỗ trợ nó. Hơn nữa, gỗ rắn có khả năng giữ vít lớn hơn nhiều. Vì bàn được vặn hoặc bắt vít với nhau, vật liệu làm bàn phải có khả năng giữ chặt các vít đó nếu không bàn sẽ không đứng vững hoặc bị rung lắc khi chơi. Bàn thương mại thường sẽ có các tấm kim loại, chẳng hạn như nhôm, gắn vào bề mặt của khung gỗ để bảo vệ.
4. Lỗ (túi):
Bàn bida lỗ sẽ có túi thả (các lỗ). Điều này có nghĩa là thường có lưới hoặc hộc nhỏ chứa bi dưới mỗi lỗ để đựng bất kỳ quả bi nào lọt vào. Bàn thương mại thường có hệ thống trả bi (gom các bi lọt vào lỗ lại một chỗ). Các máng lắp đặt thêm, được kết nối với mỗi lỗ của bàn và được bố trí theo cách mà trọng lực sẽ lăn quả bóng xuống vị trí dự định của nó. Các quả bóng lọt lỗ sẽ tự lăn đến đến một buồng thu gom, người bên ngoài có thể nhìn thấy chúng thông qua các tấm plexiglass. Khi người chơi đưa đồng xu vào, một công tắc sẽ được kích hoạt cho phép các quả bi bida lăn ra khu vực nhận ở chân bàn.
5. Bi cái:
Bạn có thể thắc mắc về bi cái. Nếu một bi cái vô tình bị lọt lỗ, đây được gọi là một lỗi phạm quy và bi cái phải được trả lại cho người chơi. Do đó, trên một số dòng bida, đòi hỏi một số cách để xác định bi nào là bi cái trong thời gian nhanh nhất. Điều này được thực hiện bằng cách sử dụng một trong hai phương pháp.
Phương pháp 1: là làm cho bi cái lớn hơn một chút so với các bi khác. Sau đó, bàn bida sử dụng một cơ chế để phát hiện kích thước lớn hơn và đưa quả bi xuống một máng chuyên dụng.
Phương pháp 2: Một phương pháp khác là sử dụng một nam châm đặt bên trong bi cái. Quả bi này kích hoạt một máy dò từ tính bên trong bàn, cho phép tách nó ra khỏi các quả bóng khác khi bị lọt lỗ.
6. Thành bàn hay còn gọi là đường ray:
Thành bàn hay đường ray được làm từ hai mảnh. Phần trên cùng thường được làm từ ván dăm hoặc gỗ rắn. Gỗ rắn là lựa chọn ưu tiên. Phần thứ hai là đệm cao su. Đệm được làm bằng cao su cứng, sau vài năm có thể phải thay mới.
Khi thay thế một tấm đệm, nếu thanh ray trên cùng làm từ ván dăm thì thanh ray sẽ bị bong và không dùng lại được nữa. Tuy nhiên điều này không xảy ra khi thành bàn hay đường ray làm bằng gỗ cứng.
Bida Thịnh Kent
Xem thêm:
Cùng danh mục:
Các đường cơ bida cơ bản giúp ghi điểm trong bida lỗ
Chơi bida lỗ hay | Kỹ thuật đánh đập băng để ghi điểm
Hướng dẫn đơn giản nhất về bida 10 bi
Thông tin chi tiết nhất về cách chơi Bida 9 bi
Khi nào cần thay nỉ cho bàn bida?
Khái niệm đầy đủ nhất về bida 8 bi
Mặt bàn bida | Bộ phận quan trọng nhất của bàn bida